Cách nấu vịt om sấu ngon đơn giản, chuẩn vị miền Bắc

Nhắc đến một trong những món ăn đặc sản tại khu vực miền Bắc, chắc chắn nhiều bạn sẽ nghĩ ngay đến món vịt om sấu. Đây là một món ăn vừa có sự kết hợp của vị thơm, béo từ thịt vịt và vị chua thanh thanh từ quả sấu, tạo ra một món ăn vô cùng đậm đà và hấp dẫn. Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm ra công thức chế biến món vịt om sấu chuẩn vị miền Bắc, hãy tham khảo ngay thông tin bên dưới nhé. 

1. Tại sao món vịt om sấu lại được nhiều người yêu thích?

Thịt vịt được biết đến là một loại thịt có tính mát, bổ dưỡng. Thịt vịt có vị ngon ngọt và dai dai, chứ không bùi giống như thịt gà. Các món ăn được chế biến từ thịt vịt hầu như phổ biến trên tất cả các vùng miền tại Việt Nam.

Thịt vịt có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau và cho ra nhiều món ăn khác nhau như xào, chiên, kho, om, luộc, hấp, nướng. Trong mỗi kiểu nấu, tùy thuộc vào cách kết hợp với những nguyên liệu phụ mà sẽ cho ra thêm nhiều món ăn khác nhau nữa. Khi nhắc đến món vịt om, tại miền Bắc cực kỳ ưa chuộng món ăn vịt om sấu.

Khoan nhắc đến công thức chế biến món vịt om sấu, lý do vì đâu mà món ăn này là được yêu thích đến vậy? Câu trả lời chắc chắn là đến từ hương vị ngon ngọt của món ăn. Món ăn này có vị ngọt, béo từ thịt vịt, ăn nhiều nhưng vẫn không ngán, kết hợp với đó là vị sấu chua thanh hoàn toàn khác biệt. Vị ngọt đậm đà từ thịt vịt kết hợp cùng vị chua thanh thanh từ sấu sẽ tạo ra hương vị vô cùng mát lành.

Nếu như có thể bạn hãy thử chế biến món vịt om sấu cùng với khoai sọ. Món ăn sẽ trở nên ngon, ngọt và béo hơn nữa. Một bát vịt om sấu sẽ là món ăn giúp bạn xua tan đi cái nóng bức và khó chịu của thời tiết miền Bắc.

Tại sao món vịt om sấu lại được nhiều người yêu thích?
Tại sao món vịt om sấu lại được nhiều người yêu thích?

2. Cách  nấu vịt om sấu ngon đơn giản, chuẩn vị miền Bắc

2.1. Nguyên liệu 

  • Thịt vịt: 1 – 1,5 kg
  • Sấu: 100 g
  • Gừng: 1 củ lớn
  • Sả: 6 – 10 cây
  • Hành tím: 5 củ
  • Tỏi: 1 củ
  • Ớt: 2 trái
  • Nước dừa: 1 lít
  • Rượu trắng: 400 ml
  • Muối hạt: 1 chén
  • Mẻ xay nhuyễn: 2 thìa canh
  • Bột ngọt: 1 thìa cà phê
  • Bột nêm: 2 thìa cà phê
  • Muối: 1 thìa cà phê
  • Rau mùi, hành lá, ngò gai,…
Nguyên liệu 
Nguyên liệu

2.2. Cách chế biến

2.2.1. Sơ chế nguyên liệu

Thịt vịt sau khi mua về hãy đem rửa sạch với nước, sau đó dùng muối chà sát bên ngoài cho bớt tanh. Tiếp đến, hãy mang đi rửa sạch lại với nước và chặt thành từng miếng vừa ăn.

Gừng cạo sạch vỏ và mang đi rửa sạch, sau đó băm nhuyễn. Sấu cũng sẽ cạo sạch vỏ và đem rửa với nước rồi để ráo. Sả, hành lá, ngò gai và rau mùi rửa sạch sau đó cắt nhỏ.

Hành tím, tỏi bóc sạch vỏ, băm nhỏ.

Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu

2.2.2. Ướp thịt vịt

Hành,  tỏi vừa băm bạn hãy chia đôi thành hai phần, một phần cho vào thịt vịt cùng với sả đã cắt khúc, mẻ, bột ngọt, bột nêm và muối. Thêm vào hỗn hợp một ít rượu trắng và dầu hào để ướp cùng cho vị trở nên đậm đà. Trộn đều hỗn hợp trên và ướp từ 1 đến 2 tiếng.

2.2.3. Om vịt

Bắt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào chảo, dầu nóng sau đó bỏ phần tỏi, hành, sả đã băm nhỏ còn lại vào phi thơm. Tiếp đến, hãy cho thịt vịt vào chảo và đảo cho đến khi thịt vịt săn lại.

Sau đó hãy đổ nước dừa vào cho ngập thịt và om cùng với sấu. Bạn có thể lựa chọn nước dừa tươi hay dừa đóng hộp đều được, trong trường hợp không ăn được dừa bạn có thể sử dụng nước lạnh để thay thế.

Khi om vịt, bạn hãy để lửa ở mức lớn cho đến khi nước sôi, sau đó hạ thấp lửa đến mức liu riu rồi om trong khoảng 30 – 40 phút cho đến khi nước trong nồi cạn bớt, còn khoảng 1/2 so với ban đầu.

Đến khi gần tắt bếp, sấu bạn cho vào lúc ban đầu đã mềm ra, sử dụng một chiếc thìa hoặc đũa dầm nát sấu để cho ra nước chua, nêm nếm gia vị một lần nữa cho vừa ăn sau đó tắt bếp.

Om vịt
Om vịt

2.2.4. Thưởng thức

Thành phẩm bạn nhận được sẽ là một món ăn có thịt vịt vừa chín mềm, không bị bở và đậm gia vị. Nước om sánh và trong, có vị ngọt từ nước dừa, vị chua thanh từ sấu, thơm ngậy từ mẻ.

Bên cạnh đó, bạn có thể biến tấu công thức này thành một món lẩu vịt om sấu và ăn kèm cùng bún, mì và những loại rau sống. Trong trường hợp bạn thích ăn cay, hãy thêm một ít ớt hoặc sa tế vào để om cùng. Món vịt om sấu sẽ trở nên dậy mùi, béo ngậy với vị tê cây từ ớt và sa tế.

Thưởng thức
Thưởng thức

3. Hướng dẫn cách lựa chọn nguyên liệu để chế biến món vịt om sấu 

Đâu là cách để bạn có thể lựa chọn được nguyên liệu ngon nhất cho món vịt om sấu? Hãy tham khảo những mẹo lựa chọn nguyên liệu chế biến món ăn này ngay sau đây nhé.

3.1. Cách chọn vịt ngon

Vịt là một loại gia cầm, có nhiều xương và ít thịt, đặc biệt là đối với những con vịt được nuôi thả trong điều kiện tự nhiên. Vậy đâu là cách để giúp bạn có thể chọn được một con vịt có thịt dày để nấu món vịt om sấu thật ngon?

3.1.1. Đối với vịt sống

Đối với vịt sống, bạn hãy chọn những con vịt mọc đủ lông, có lông mềm mượt sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc chế biến, tránh tình trạng phải nhặt quá nhiều lông măng làm mất thời gian.

Những con vịt ngon sẽ thường có ức tròn, khi sờ vào phần da cổ và bụng của vịt thấy dày hãy mua ngay.

Vịt đực thường sẽ ngon hơn vịt cái. Bạn hãy chú ý đến phần mỏ vịt,  nếu thấy mỏ nhỏ và cứng thì đó là loại vịt già. Đây là loại vịt có thịt dày, chắc và sẽ thơm hơn nhiều so với các loại vịt non.

Cách chọn vịt ngon
Cách chọn vịt ngon

3.1.2. Đối với vịt đã làm sẵn

Nên lựa chọn những con vịt vừa mới làm xong lông.

Hãy dùng ngón tay và nhấn vào bề mặt của thịt vịt, nếu thấy thịt rắn chắc và tươi là được. Trong trường hợp bạn thấy thịt vịt bùng nhùng, thì đó là loại vịt đã được bơm nước.

3.2. Cách chọn sấu

Để có được một món vịt om sấu ngon, khâu lựa chọn sấu là vô cùng quan trọng. Bạn không nên lựa chọn những quả sấu quá non vì như vậy phần cùi không được dày, còn sấu quá già sẽ cứng và có vị chua khá gắt.

Tốt nhất bạn hãy mua những quả sấu bánh tẻ và có màu xanh tươi, đẹp mắt. Lớp vỏ sấu phải hơi sần sùi thì cùi sẽ dày và có được nhiều thịt chua, như thế món ăn của bạn sẽ trở nên thơm ngon đúng điệu.

Mỗi một năm sẽ chỉ có một mùa sấu duy nhất nên các chị em nội trợ có thể mua nhiều sấu về, sau đó sơ chế và trữ đông để dùng giòn. Cách sơ chế cũng vô cùng đơn giản, bạn hãy cạo vỏ sấu, rửa sạch để ráo nước và cho vào hộp, sau đó cho vào ngăn đá tủ lạnh để lưu trữ.

Cách chọn sấu
Cách chọn sấu

4. Mẹo để khử mùi hôi của vịt 

Thịt vịt tuy ngon nhưng sẽ có một mùi hôi khá đặc trưng, do đó nếu không muốn làm ảnh hưởng đến vị ngon của món ăn bạn hãy tiến hành khử mùi hôi cho thịt vịt một cách kỹ lưỡng. Có rất nhiều cách để có thể khử mùi hôi của thịt vịt bằng những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm.

4.1. Cắt phao câu

Tuyến hôi của vịt nằm ngay ở phần phao câu, do đó nếu bạn không cắt bỏ phần này, khi om sấu thành phẩm sẽ có một mùi hôi vô cùng khó chịu. Lúc này, dù bạn có sử dụng bất kỳ nguyên liệu nào để khử hôi thì cũng sẽ không mang lại bất kỳ hiệu quả nào nữa. 

Vì thế, ngay trong quá trình sơ chế thịt vịt, bạn hãy nhớ cắt bỏ phần phao câu đi nhé.

Cắt phao câu
Cắt phao câu

4.2. Sử dụng gừng tươi

Gừng tươi là một trong những loại củ giúp khử mùi hôi rất tốt. Vị cay nồng đặc trưng của gừng tươi sẽ giúp đánh bay đi mùi hôi khó chịu có trên con vịt. Trước hết, bạn hãy cạo sạch vỏ gừng, sau đó rửa với nước và đập dập rồi dùng chúng để chà xát lên thân vịt. 

Để cho việc khử mùi hôi của vịt có thêm hiệu quả, bạn có thể cho thêm một ít muối hạt cùng với rượu trắng.

Sử dụng gừng tươi
Sử dụng gừng tươi

4.3. Sử dụng chanh/ giấm

Trong cả chanh và giấm đều có chứa hàm lượng lớn axit hỗ trợ trong việc khử mùi hôi từ vịt vô cùng hiệu quả. Quy trình làm cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần thái chanh thành những lát mỏng sau đó dùng chúng chà xát lên thân vịt. Nếu bạn lựa chọn sử dụng giấm ăn, hãy ngâm thịt vịt trong hỗn hợp này từ 5 đến 10 phút là được.

Sử dụng chanh/ giấm
Sử dụng chanh/ giấm

5. Một vài biến thể phổ biến của món vịt om sấu 

5.1. Vịt om sấu khoai sọ 

5.1.1. Nguyên liệu

  • Vịt làm sẵn: 1 con
  • Sấu: 8-10 quả
  • Khoai sọ: 500gr
  • Sả: 5 cây
  • Hành, tỏi, ớt
  • Hành lá, rau ngổ, chanh tươi, rau mùi tàu.
  • Rượu gừng
  • Dừa tươi: 1 quả
  • Rau thơm
  • Bún tươi ăn kèm
  • Gia vị: đường, mì chính, hạt tiêu, bột canh, nước mắm, muối hột
Khoai sọ
Khoai sọ

5.1.2. Cách chế biến

5.1.2.1. Sơ chế vịt

Vịt làm sẵn sau khi mua về hãy rửa sạch cùng với một ít muối loãng. Sau đó bạn hãy pha một hỗn hợp gồm rượu gừng, nước chanh và muối hạt cho chúng vào một cái bát nhỏ rồi trộn đều.

Dùng tay chà xát hỗn hợp bạn vừa pha trộn lên trên toàn bộ thân và bụng của vịt. Đây là cách giúp bạn có thể loại bỏ đi mùi hôi có trên thịt vịt một cách hiệu quả. Tiếp đến, hãy rửa sạch với nước sau đó để ráo và chặt thành những khúc vừa ăn.

5.1.2.2. Sơ chế sấu, khoai sọ cùng những nguyên liệu khác

Để có thể tránh tình trạng bị ngứa khi gọt vỏ khoai sọ, bạn hãy rửa sạch và cho chúng vào nồi luộc trong khoảng 3 phút từ khi nước sôi. Vớt khoai ra, để nguội và gọt vỏ, bạn sẽ không cảm thấy tình trạng bị ngứa mà còn đỡ nhớt hơn nữa.

Sả rửa sạch và cắt làm đôi, phần gốc thì băm nhuyễn, còn ngọn sẽ đập dập và tướt nhỏ. 

Sấu sẽ gọt sạch vỏ, rửa với nước và ngâm trong nước muối để tránh tình trạng thâm đen.

Tỏi, hành tím bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn cùng ớt.

Hành lá, rau ngổ, rau mùi tàu nhặt lấy những phần lá tươi, rửa sạch sau đó cắt nhỏ.

5.1.2.3. Ướp vịt

Vịt sau khi đã được sơ chế sạch sẽ, bạn hãy để ráo nước và cho vào một bát lớn. Để giúp món ăn được tròn vị, bạn hãy ướp thịt vịt với: 2 muỗng nước mắm ngon, 1/2 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng bột ngọt, 1/2 muỗng đường, 1/2 muỗng tiêu xay và 1/2 tỏi, sả băm đã được chuẩn bị từ trước. Trộn tất cả lên cho thịt thấm đều gia vị, và ướp trong vòng từ 30 đến 60 phút.

5.1.2.4. Nấu vịt om sấu khoai sọ

Sau khi đã sơ chế và chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu, bắt nồi lên bếp, cho ít dầu ăn vào đun nóng. Khi dầu nóng, hãy cho phần hành, tỏi cùng sả băm nhuyễn vào và phi thơm. Tiếp đến, hãy cho thịt vịt vào xào trong khoảng 5 phút cho săn lại rồi cho nước dừa, nước lọc cùng sấu vào và đun sôi.

Sau khi nước sôi khoảng 5 phút, hãy dùng muỗng để vớt sấu ra một bát nhỏ và dầm nát chúng, loại bỏ phần hạt sau đó cho vào lại vào nồi. Bạn có thể nêm thêm một ít nước mắm cùng hạt nêm sao cho vừa vị, đậy nắp và tiếp tục om trong vòng 20 – 30 phút.

Sau cùng, bạn cho khoai sọ vào nồi và nấu trong khoảng từ 5 đến 10 phút, rồi nêm nếm lại cho vừa ăn và tắt bếp. Khi đã cho khoai sọ vào nấu, bạn hãy hạn chế việc khuấy để tránh làm bể và nát khoai.

5.1.2.5. Thưởng thức

Khi thưởng thức món vịt om sấu, bạn hãy cho chúng ra tô, trang trí lên đó bằng một ít mùi tàu, hành lá, rau ngổ. Món ăn sẽ thường được dùng chung với bún. Đây là món ăn giúp bạn cảm nhận được vị thơm nồng nàn từ thịt vịt, nước dùng ngọt thanh từ nước dừa, thêm vào đó là vị béo nhẹ từ khoai sọ.

Vịt om sấu khoai sọ 
Vịt om sấu khoai sọ

5.2. Vịt om sấu nước dừa

5.2.1. Nguyên liệu

  • Vịt làm sẵn: 1 con
  • Sấu tươi: 8-10 quả
  • Dừa tươi: 1 trái
  • Gừng tươi: 1 củ
  • Riềng: 1 củ nhỏ
  • Sả: 3 cây
  • Hành lá, rau ngổ
  • Hành tím, tỏi
  • Gia vị: dầu ăn, muối, tiêu xay, bột canh

5.2.2. Cách chế biến

5.2.2.1. Sơ chế nguyên liệu

Vịt sau khi mua về bạn cũng rửa sạch và sử dụng muối hột để chà xát lên phần bụng và thân vịt để khử mùi hôi. Nếu như kỹ hơn, bạn hãy sử dụng một ít rượu trắng và gừng để khử đi mùi hôi từ vịt. Rửa sạch vịt với nước và chặt thành những miếng nhỏ vừa ăn. 

Riềng, gừng cạo vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn.

Sấu gạo bỏ vỏ, rửa sạch, ngâm cùng nước để tránh bị thâm.

Hành tím và tỏi bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn. Sả sẽ bỏ phần lá già, rửa sạch rồi mang đi thái nhỏ.

5.2.2.2. Ướp thịt vịt

Thịt vịt sau khi đã chặt nhỏ, hãy để ráo rồi cho vào một bát lớn. Sau đó bạn hãy ướp thịt vịt cùng với 1 muỗng nhỏ tiêu xay, 1 muỗng hạt nêm, 1/2 hành, tím, tỏi, gừng, sả và riềng đã băm nhuyễn. Trộn đều tất cả nguyên liệu rồi để vịt ướp trong khoảng 30 phút cho thấm hoàn toàn gia vị.

5.2.2.3. Nấu vịt om sấu nước dừa

Bắt nồi lên bếp, cho vào ít dầu ăn, khi dầu nóng hãy cho hết ½ tỏi, hành tím, sả, gừng và riềng băm nhuyễn vào phi thêm, tiếp đến cho thịt vịt vào xào trong vòng 10 phút cho đến khi săn lại, sau đó hãy cho sấu vào.

Bây giờ bạn hãy cho phần nước dừa vào nồi, sau đó đậy nắp và om ở lửa nhỏ trong vòng 30 phút. Mở nắp để kiểm tra thịt đã mềm hay chưa và nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

5.2.2.4. Thưởng thức

Cũng giống như cách thưởng thức trên, bạn hãy cho vịt om sấu nước dừa ra tô sau đó thêm một ít hành lá và ngổ lên trên để làm tăng hương vị. Khác với món vịt om sấu khoai sọ, nước dùng trong món này sẽ có phần hơi kẹo, thơm và béo hơn.

Vịt om sấu nước dừa
Vịt om sấu nước dừa

6. Vịt om sấu thường ăn kèm với rau gì?

Món vịt om sấu sẽ có hàm lượng đạm tương đối cao và khó tiêu, do đó bạn cần ăn kèm với rất nhiều loại rau xanh để giúp việc tiêu hóa dễ dàng và ngon miệng hơn. Sau đây sẽ là những gợi ý về các món rau ăn kèm với vịt om sấu.

6.1. Vịt om sấu ăn kèm với rau củ quả luộc 

Rau củ quả luộc là những loại thực phẩm rất ít calo nhưng lại nhiều chất dinh dưỡng, bạn có thể ăn nhiều nhưng vẫn duy trì được vóc dáng và cân nặng của mình. Đây là loại thực phẩm ăn kèm vô cùng hợp với món vịt om sấu vì chúng có chứa khá nhiều vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B5, B6, B12 và cả vitamin C.

  • Bông cải xanh luộc: Bông cải hay còn gọi là súp lơ có thành phần dinh dưỡng tương đối cao gồm canxi, magie, protein, phốt pho, sắt, vitamin E, vitamin B6, vitamin C và A, kali, mangan chất xơ. Ăn kèm cùng món vịt om sấu sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời.
  • Quả bầu luộc: Quả bầu khi luộc sẽ có vị thanh mát, ngọt, dễ ăn, kết hợp cùng món vịt om sấu sẽ giúp tiêu hóa rất tốt. Bên cạnh đó chúng còn cung cấp khá nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, vitamin A, B, C, D, E, những khoáng chất như kẽm, kali, sắt, canxi, natri.
  • Củ cải trắng luộc: Đây là loại thực phẩm được mệnh danh là “sâm trắng” vì chúng có thể giúp ngăn ngừa vài loại ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, giảm viêm, giải độc cơ thể, hỗ trợ hô hấp, giảm cân, tăng cường sức khỏe xương,…
  • Cà rốt luộc: Đây là thực phẩm có chứa khá nhiều hợp chất phytochemical với khả năng chống ung thư rất tốt. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin A trong cà rốt rất cao giúp bạn cải thiện được thị lực.
Vịt om sấu ăn kèm với rau củ quả luộc
Vịt om sấu ăn kèm với rau củ quả luộc

6.2. Vịt om sấu ăn kèm với rau 

  • Dưa muối chua: Vị chua mát từ dưa muối chua sẽ rất tuyệt vời khi được kết hợp cùng vịt om sấu. Nếu không có thời gian chuẩn bị món này, bạn hoàn toàn có thể mua chúng ngoài hàng. Đây là loại thực phẩm vô cùng thông dụng nên bạn có thể dễ dàng mua chúng với giá rẻ.
  • Rau muống: Rau muống sau khi đã nhặt bỏ những phần cọng già và lá vàng, hãy mang đi luộc chín rồi thưởng thức cùng với món vịt om sấu. Nếu bạn không muốn ăn rau muống luộc, hãy sử dụng chúng để để nhúng vào nước lẩu.
  • Cải thảo: Trong thịt vịt có chứa rất nhiều protein, cholesterol và chất béo,… Do đó khi ăn cùng với cải thảo có chứa nhiều vitamin C sẽ giúp quá trình trao đổi cholesterol trong máu diễn ra tốt hơn, rất có lợi cho sức khỏe.
  • Mồng tơi: Mồng tơi và rau muống và những loại rau vô cùng thông dụng mà bạn có thể sử dụng để ăn kèm cùng với hầu hết các món ăn, đặc biệt chính là vịt om sấu. Trong mồng tơi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, chất béo, canxi, photpho, glucid, vitamin A,…
Vịt om sấu ăn kèm với rau
Vịt om sấu ăn kèm với rau

6.3. Vịt om sấu ăn kèm với rau thơm 

Những loại rau thơm có thể được ăn kèm cùng với món vịt om sấu bao gồm mùi tàu, rau ngổ, rau húng quế. Đây đều là những loại rau thơm vô cùng quen thuộc mà bạn có thể sử dụng ăn kèm với món ăn này.

7. Vịt om sấu không phù hợp cho những đối tượng nào?

Mặc dù là một món ăn với rất nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên vịt om sấu cũng sẽ không phù hợp cho một vài đối tượng như sau:

  • Người đang bị cảm: Nếu bạn đang bị cảm lạnh, tuyệt đối không được ăn món ăn này vì thịt vịt có tính hàn sẽ giúp làm giải nhiệt, khiến cho bạn cảm thấy lạnh bụng, bị tiêu chảy và khó chịu trong người.
  • Người đang bị ho: Trong thịt vịt có chất tanh mà đối với những người đang bị ho phải kiêng tanh vì khi ăn tanh sẽ khiến cho họ trở nên khó thở. Do đó, nếu như trong nhà bạn đang có người bị bệnh ho, đừng cho họ ăn món này vì sẽ khiến bệnh tình của họ trở nên nặng hơn.
  • Người bị bệnh gout: Trong thịt vịt có chứa lượng lớn protein và purin, khiến cho các axit uric bên trong cơ thể tăng cao. Vì thế, đối với những người đang mắc bệnh gout tuyệt đối không nên ăn món vịt om sấu vì sẽ khiến họ bị bệnh nặng thêm.
  • Người có hệ tiêu hóa kém: Trong thịt vịt cũng chứa khá nhiều chất béo nên đối với những người có hệ tiêu hóa kém, hay bị chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy,… tuyệt đối không nên thử qua món này.
Vịt om sấu không phù hợp cho những đối tượng nào?
Vịt om sấu không phù hợp cho những đối tượng nào?

Trên đây là toàn bộ công thức chế biến món vịt om sấu đậm đà, chuẩn vị Bắc mà bạn chắc chắn phải thử. Đừng quên ăn cùng với những loại rau mà chúng tôi đã gợi ý bên trên để món ăn trở nên tròn vị hơn nhé.

Bài viết hữu ích

5/5 - (12 bình chọn)

Bài viết mới nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *