Cách nấu lẩu thái thập cẩm chua cay đơn giản tại nhà

Một nồi lẩu Thái chua chua cay cay thơm nồng bốc khói nghi ngút chính là sự lựa chọn vô cùng lý tưởng cho đại gia đình quây quần ở trong những dịp họp mặt. Không cần ra quán xá xa xôi hay không phải sợ kém vệ sinh, giờ đây bạn hoàn toàn có thể tự chuẩn bị một nồi lẩu ngon chuẩn vị với cách nấu lẩu Thái thập cẩm chua cay mà chúng tôi hướng dẫn chi tiết dưới đây. 

Đọc thêm >>> Cách làm caramen bánh flan

1. Nguồn gốc xuất xứ của món lẩu Thái

Chắc sẽ có rất ít người biết lẩu là món ăn có mặt ở Trung Quốc với lịch sử lâu đời hơn 1700 năm. Có nhiều giả thuyết khác nhau cho sự ra đời của món lẩu này. Tuy nhiên, chưa có ai kiểm chứng được độ chính xác của nó. Hầu hết các giả thuyết đều cho rằng món lẩu có nguồn gốc bắt nguồn từ phía Bắc của Trung Quốc.

Họ cho rằng, những kỵ binh Mông Cổ cưỡi ngựa dọc châu Á, lúc bấy giờ, không mang theo bất cứ dụng cụ hay nguyên liệu nào nấu ăn cả. Họ dùng tấm khiên để nấu thịt và dùng mũ nấu súp. Cách nấu như này đã thu hút người dân Trung Quốc. Dần dần nó đã trở nên phổ biến và trở thành truyền thống người Hoa hơn 1000 năm qua.

Lẩu đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu với đa dạng các loại lẩu từ lẩu Thái, lẩu Hồng Kông… Từ đó, người ta biến tấu ra thành rất nhiều món lẩu khác nhau. 

Nguồn gốc xuất xứ của món lẩu Thái
Nguồn gốc xuất xứ của món lẩu Thái

2. Giá trị dinh dưỡng từ món lẩu Thái

Lẩu là một món ăn quen thuộc và gần gũi với mỗi người. Món lẩu dễ dàng chế biến, thích hợp với khẩu vị của nhiều người. Bên cạnh đó, món ăn này cũng được biến tấu và sáng tạo thành nhiều công thức chế biến hấp dẫn khác nhau mang đến lựa chọn tuyệt vời cho mọi người thưởng thức. Một nồi lẩu Thái đa dạng chủng loại đồ nhúng và mùi vị không chỉ giúp ta có bữa ăn nóng hổi ngon miệng mà còn chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng bên trong, cụ thể là:

  • Nước hầm xương ống có chứa hàm lượng các chất khoáng (magie, canxi, phốt pho) và amino axit tốt cho việc phát triển cơ và xương khớp, chống oxy hóa.
  • Các loại hải sản có chứa hàm lượng protein cao, axit béo Omega-3, hàm lượng chất dinh dưỡng tốt, ít béo giúp cho bạn có hệ tim mạch khỏe mạnh, đặc biệt tốt cho trẻ em và phụ nữ.
  • Thịt bò giàu protein cùng rất nhiều vitamin như B12, B6, khoáng chất kali, magie, sắt,… cung cấp gấp đôi năng lượng so với cá và nhiều loại thịt khác. Ăn nhiều thịt bò sẽ giúp bồi bổ sức khỏe và thúc đẩy quá trình hình thành các protein mới cũng như hỗ trợ tích cực việc phục hồi cơ thể sau những buổi tập luyện mệt mỏi.
  • Chất xơ trong rau củ chắc chắn sẽ giúp bạn rất nhiều trong suốt quá trình tiêu hóa và giảm lượng cholesterol trong máu đấy.
Giá trị dinh dưỡng từ món lẩu Thái
Giá trị dinh dưỡng từ món lẩu Thái

3. Nguyên liệu nấu lẩu Thái thập cẩm chua cay

Nguyên liệu làm lẩu thái thập cẩm khá quen thuộc vẫn là những nguyên liệu nhúng trong các món lẩu khác, quan trọng bạn phải chọn nguyên liệu tươi ngon. Cụ thể bạn cần chuẩn bị những thực phẩm để nấu lẩu Thái thập cẩm chua cay sau:

Đọc thêm >>>> Cách làm hàu nướng mỡ hành

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Để nấu lẩu Thái thập cẩm chuẩn vị nhất thì khâu lựa chọn nguyên liệu chế biến sẽ rất quan trọng. Dưới đây là các nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu phần lẩu Thái dùng cho khoảng 5 – 6 người.

Phần nước lẩu Thái:

  • 0,5 – 1kg: Xương ống
  • 2 quả cà chua
  • 5 cây sả
  • 1 quả chanh
  • 1 củ riềng
  • ½ quả dứa xanh
  • ½ thìa cà phê sa tế lẩu Thái
  • 1 thìa cà phê nước cốt dừa
  • 5 – 6 lá chanh
  • Gia vị: muối, đường, nước mắm và hạt nêm

Phần hải sản và rau ăn kèm:

  • 1 con mực lá
  • 0.5kg tôm
  • 0.5kg ngao
  • 500g thịt bò Mỹ
  • Nấm kim châm, nấm hương
  • Ngô ngọt: 3 quả
  • Khoai sọ: 2 củ
  • Cà rốt: 2 củ 
  • Đậu phụ và Váng đậu
  • Rau muống, rau cải, xà lách, rau thơm các loại
Nguyên liệu nấu lẩu Thái thập cẩm chua cay
Nguyên liệu nấu lẩu Thái thập cẩm chua cay

3.2. Cách chọn mua nguyên liệu món lẩu Thái tươi ngon

Ngoài tham khảo cách nấu lẩu Thái thập cẩm chua cay chuẩn vị, cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon cũng rất quan trọng. Dù nước lẩu hấp dẫn đến đâu nhưng nguyên liệu chế biến kém chất lượng thì độ ngon món ăn cũng sẽ bị giảm đáng kể. 

Dưới đây là vài mẹo hay giúp bạn có thể lựa chọn những nguyên liệu nấu lẩu tươi ngon chuẩn đầu bếp.

3.2.1. Cách chọn mua được hải sản tươi ngon

  • Để chọn mực tươi thì bạn ưu tiên những con có màu sắc sáng bóng với phần thân trắng đục như sữa còn phần còn lại sẽ có màu nâu sẫm. Thịt mực tươi có độ đàn hồi tốt nên khi bạn ấn tay vào thì phần thịt này sẽ trở về hình dáng ban đầu nhanh chóng. Bên cạnh đó, mắt mực tươi thường trong veo, không bị lồi ra ngoài còn phần đầu, râu và xúc tua sẽ luôn dính chặt vào nhau.
  • Để mua tôm tươi bạn nên chọn những con tôm có phần thân hơi cong, căng thịt, chân màu trắng và không có mùi lạ.
  • Bạn nên chọn mua con nghêu có vỏ cứng, cầm nặng tay và ngậm chặt vỏ. Với những con ngao há mỏ thì bạn dùng tay chạm vào nếu chúng ngay lập tức khép miệng lại thì đó là nghêu tươi.

3.2.2. Cách chọn mua nấm ngon

  • Nấm tươi có mùi thơm thoang thoảng, màu sắc tươi mới, hơi trắng ngà và không bị nhớt hay dập nát.
  • Bạn có thể cắt thử bấm nếu nó có chất màu trắng như sữa rỉ ra thì đó là nấm độc và không nên mua.
  • Đối với nấm hương bạn nên chọn nấm có cánh vừa phải hoặc cụp chặt. Màu sắc nấm hơi màu vàng nâu. Không nên chọn mua nấm màu nâu đậm vì có thể nấm này bị mốc.
  • Đối với nấm đông cô nên chọn nấm giống chiếc ô, không quá dập nát và kích thước vừa phải không quá ngắn.
 Cách chọn mua nấm ngon
Cách chọn mua nấm ngon

3.2.3. Lưu ý về nguyên liệu

Hiện nay để tiết kiệm thời gian và hỗ trợ cho những người thích ăn lẩu Thái có thể tự tay chế biến ngay tại nhà, ở các siêu thị hay tạp hóa đều bán sẵn các gói nước cốt lẩu Thái, rất tiện dụng. Có rất nhiều loại với mức độ cay khác nhau để bạn có thể chủ động lựa chọn. Giá bán của những gói cốt lẩu Thái này khá hợp lý và trung bình khoảng 20k. Tuy nhiên khi sử dụng gói gia vị lẩu Thái, bạn cần điều chỉnh và nêm nếm gia vị cho phù hợp.

Đọc thêm >>> Cách làm kho quẹt tôm khô

4. Các bước thực hiện nấu món lẩu Thái thập cẩm chua cay

Nếu bạn từng biết qua công thức nấu lẩu Thái ngon thì có lịch liên hoan, tụ tập gia đình, bạn bè lẩu Thái chính là một sự lựa chọn hoàn hảo. Lẩu hợp với những ngày trời chuyển lạnh, mọi người ngồi quây quần ở bên nhau trò chuyện. 

Lẩu Thái có hương vị rất riêng và không thể lẫn với bất kì loại lẩu khác, đặc biệt là dễ ăn và ai cũng thích. Sau đây là các bước hướng dẫn công thức nấu lẩu Thái thập cẩm chua cay đơn giản và ngon tại nhà.

4.1. Sơ chế nguyên liệu món lẩu Thái 

4.1.1. Sơ chế xương ống heo

Thực tế, nếu không có nhiều thời gian thì bạn có thể không dùng xương ống và nấu nước lẩu luôn. Tuy nhiên, nước lẩu thái được ninh từ xương sẽ ngọt và hấp dẫn hơn nhiều. Xương ống mua về rửa với nước muối pha loãng, sau đó rửa để ráo rồi đem đi xào qua. 

Mục đích của việc xào qua xương sẽ giúp máu đỏ trong tủy chảy ra để xương bớt hôi và loại bỏ các tạp chất khác. Theo đó, bạn cho xương vào lò vi sóng khoảng 3-5 phút ở nhiệt độ lớn, rồi mang cạo hết lớp cháy đen bên ngoài, rửa sạch và để vào tô riêng.

Xào 2 củ hành và 1 đốt gừng thái lát sẽ cho vào chần cùng xương ống làm sạch và khử mùi hôi của xương. Sả rửa sạch sau đó cắt làm đôi, đập dập. Nấu nồi nước sôi, thả hành gừng nướng và sả vào, thêm 1 thìa cà phê muối vào, khi nước sôi mới thả xương vào và chần xương trong khoảng 10 phút.

Sau khi chần xong, bạn vớt xương ra rửa lại và đổ nước chần đi rồi thay nước mới, thả lại xương vào để ninh. Thời gian ninh xương có thể linh hoạt, tuy nhiên để nước lẩu ngọt và ngon thì ít nhất cũng phải ninh được từ 1-2 tiếng.

Sơ chế xương ống heo
Sơ chế xương ống heo

4.1.2. Sơ chế thịt bò

Để nhúng lẩu, người ta thường sẽ chọn thịt bò phần ba chỉ/thăn cho mềm và ngọt. Nếu thích ăn giòn sần sật có thể chọn nạm gầu, diềm thăn, sụn non, bắp bò…

Thịt bò rửa rồi thái miếng mỏng hoặc bạn có thể nhờ người bán hàng thái sẵn. Ướp thịt bò trong thời gian khoảng 30 phút cùng 1 ít dầu mè/dầu ăn, 1 chút đường, 1 ít nước tương/xì dầu hoặc dầu hào và ít gừng băm cho thịt thơm mềm, đậm vị.

Sơ chế thịt bò
Sơ chế thịt bò

4.1.3. Sơ chế tôm

Tôm bạn mua con còn sống để thịt được tươi. Hoặc nếu không mua được tôm sống thì nên chọn con vỏ bóng, các bộ phận đầu đuôi và chân không bị lỏng lẻo hoặc rụng ra. Ấn vào thấy thân cứng, khớp nối ở vỏ sáng, khoảng cách đều nhau và chắc chắn. Đây là những con tôm mặc dù không còn sống nhưng nó vẫn còn tươi.

Tôm mua về cắt râu, bỏ phần cặn bẩn đầu tôm và rút chỉ đen dọc thân tôm, rửa sạch rồi để ráo nước. Thực tế, khi ăn ở ngoài hàng, hầu như họ giữ nguyên tôm nhúng lẩu, khi ăn mới bóc ra chứ không chế biến kỹ càng như khi ăn ở nhà. 

Sơ chế tôm
Sơ chế tôm

4.1.4. Sơ chế ngao

Ngao chọn con nặng tay, không có mùi hôi thối và không bị dập nát. Nên chọn con đang há miệng nhưng khi chạm vào, ngao sẽ lập tức khép miệng nghĩa là nó còn sống, thịt sẽ tươi. Ngao mua về rửa 2-3 lần rồi đem ngâm trong nước. 

Để ngao nhanh nhả bùn đất và nhớt, bạn nên ngâm với nước vo gạo hoặc trong thau kim loại có cắt thêm vài lát ớt tươi. Ngâm ngao ít nhất trong 30-40 phút rồi mang rửa lại nhiều lần. Để ăn lẩu thì ngao nên ngâm thật sạch vì khi nhúng vào nồi, ngao sẽ không nhả bùn đất quá nhiều khiến cho nước lẩu đục và cặn bẩn.

Sơ chế ngao
Sơ chế ngao

4.1.5. Sơ chế lòng lợn

Nếu ăn thêm lòng, bạn cần chú ý trong khâu sơ chế. Lòng non nên chọn lòng nhỏ, dày mình, màu trắng hồng, không có mùi thối và ấn vào thấy có độ đàn hồi. Lòng sau khi mua về rửa qua, nặn bỏ phần ruột bên trong cho khỏi đắng, rồi bóp với chút muối hạt và nước cốt chanh sạch sẽ. 

Sau đó, bạn rửa lại sạch rồi để ráo nước, sau đó ướp với 1 chút hạt tiêu và bột ngọt (nếu thích). Nếu chưa ăn đến, sau khi sơ chế nên bọc lòng lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh để tránh lòng bị ôi thiu.

Sơ chế lòng lợn
Sơ chế lòng lợn

4.1.6. Sơ chế nguyên liệu khác

  • Rau muống: Rau muống nhặt sạch, ngâm nước muối loãng rồi rửa lại, để ráo. Để nhúng lẩu thì người ta dùng phần cuống rau muống hơn là phần lá để được giòn. Ngoài rau muống, tùy sở thích bạn có thể dùng các loại rau khác. Theo đó, rau ăn lẩu thái rất đa dạng, kể đến như rau cải thảo, bắp cải, rau cải chíp…
  • Nấm: Nấm cắt bỏ phần gốc và rửa qua rồi ngâm với nước pha muối loãng trong khoảng 20 phút rồi vớt ra, để ráo.
  • Cà chua: Cà chua rửa sạch rồi bổ múi cau.
  • Ngô: Ngô lột vỏ, bỏ râu, rửa sạch sau đó cắt khoanh nhỏ dày tầm 2-3 cm. 
  • Cà rốt: Cà rốt gọt vỏ và cắt khúc dày khoảng 2-3cm, có thể tỉa hoa để nồi lẩu thêm đẹp mắt.
  • Dứa: Gọt vỏ, bỏ mắt và bổ làm đôi. Với liều lượng như trên nồi lẩu chỉ cần 1/2 quả dứa là đủ. Bỏ lõi dứa và cắt thành từng miếng có hình tam giác. 
  • Hành lá gọt bỏ rễ và cắt phần ngọn bị úa, rửa sạch cắt thành làm 3, mỗi đoạn dài khoảng 3 đốt ngón tay.
  • Đậu phụ: Đậu phụ rửa với nước, sau đó cắt miếng vừa ăn, lưu ý không nên cắt đậu phụ quá bé vì khi nhúng lẩu sẽ bị nát.
  • Váng đậu: Váng đậu sẽ cắt thành miếng vuông, bản to. Váng đậu nên dùng loại đã chiên bởi nhúng lẩu ăn sẽ giòn và ngon hơn.
  • Hành khô, gừng bóc vỏ và băm nhỏ.
Sơ chế nguyên liệu khác
Sơ chế nguyên liệu khác

4.2. Nấu lẩu thái thập cẩm

  • Vớt xương ống khỏi nồi ninh nước lẩu, vẫn tiếp tục nấu ở nhiệt độ sôi tim.
  • Chuẩn bị cái chảo khác, cho 2 thìa dầu ăn vào chảo, nóng dầu thì cho hành gừng băm phi thơm, rồi cho 1/2 lượng cà chua vào xào cùng. Tiếp đến cho 2/3 lượng dứa vào, nêm thêm ít bột canh để dung hòa vị chua của cà chua và dứa. Xào thêm 1 phút nữa rồi trút hỗn hợp vào nồi nước dùng. Lưu ý lượng nước lẩu sẽ khoảng 3,5 – 4 lít nước là vừa đủ để 4 người ăn.
  • Tăng nhiệt độ lên để nước dùng sôi, sau đó cho nước cốt gói lẩu Thái vào. Khi nước bùng sôi trở lại thì nêm nếm gia vị vừa ăn (lưu ý nước lẩu hơi nhạt chút, không nên nêm quá mặn, khi nhúng nguyên liệu vào thì nước lẩu sẽ càng lúc càng đậm). Tiếp đến cho cà rốt và ngô ngọt ninh cùng.
  • Nấu thêm khoảng 10 phút thì cho nốt phần cà chua, dứa vào, sau đó trút ra nồi lẩu chuyên dụng bắt đầu ăn lẩu. Sở dĩ cho 1 phần cà chua và dứa vào sau để nồi lẩu đẹp mắt và hấp dẫn hơn.
  • Khi cho ra nồi lẩu chuyên dụng, nên nhớ để nước sôi mới bắt đầu thả các nguyên liệu vào như hành lá, nấm, ít rau muống, đậu phụ, thịt bò, váng đậu…vào nhúng. Nếu thích ăn cay hơn nữa thì bạn có thể cho thêm cả sa tế.
Nấu lẩu thái thập cẩm
Nấu lẩu thái thập cẩm

4.3. Nêm nếm nước lẩu

Tiếp tục đun nước lẩu lửa nhỏ, cho thêm riềng, sả, cà chua, dứa, nước cốt chanh và lá chanh chuẩn bị vào nồi nước lẩu, sau đó đun sôi thêm 5 phút.

Nêm nếm các loại gia vị gồm có: 3 thìa cà phê gia vị lẩu thái, 3 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước cốt dừa, 3 thìa cà phê nước mắm, 3 thìa cà phê hạt nêm, nửa thìa cà phê sa tế. Thêm gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị bạn và gia đình.

Nêm nếm nước lẩu
Nêm nếm nước lẩu

4.4. Làm nước chấm 

Bạn có thể pha nước chấm món lẩu Thái theo hai cách sau:

  • Cách 1: Chuẩn bị cái chén nhỏ, cho vào nước cốt 1 quả chanh, 3 muỗng cà phê đường, 3 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, ớt xiêm băm nhuyễn, lá chanh cắt sợi nhỏ, lá cải xanh bỏ cuống và ít wasabi. Cho hỗn hợp này vào trong máy xay, xay nhuyễn.
  • Cách 2: Cho muối, đường, ớt sừng, bột ngọt, ớt hiểm vào cối giã thật nhuyễn. Sau bạn đó múc ra chén, vắt nước cốt chanh vào, khuấy đều.
Làm nước chấm 
Làm nước chấm

4.5.Trình bày và thưởng thức

Sau khi hoàn thành xong các bước nấu nước lẩu, giờ chỉ cần bắt bếp đặt nồi lẩu ra bàn, bày biện nguyên liệu ăn kèm và thưởng thức ngay thôi. Sau khi nước lẩu sôi sẽ dậy mùi thơm vô cùng kích thích. Lúc này, chúng ta có thể cho vào lần lượt loại hải sản sau đó là rau. 

Trình bày và thưởng thức
Trình bày và thưởng thức

5. Một số lưu ý và bí quyết khi nấu món lẩu Thái thập cẩm chua cay 

5.1. Mẹo khi chế biến và thưởng thức món lẩu Thái 

  • Nếu có thể tìm mua lá chanh Thái thì sẽ đạt được chuẩn vị lẩu Thái truyền thống nhất (có thể tìm tại shop chuyên cung cấp gia vị thái, gia vị nước ngoài)
  • Tôm nên chọn loại tôm sú to thì sẽ giúp ngọt nước và thịt không bị bã khi nhúng lẩu
  • Các loại nấm mua trong siêu thị, chợ hiện nay nên ngâm với nước bột sắn hòa tan ít nhất 20 phút sau đó rửa lại giúp loại bỏ độc tố và làm trắng nấm hơn.
  • Bạn không nên cho tất cả loại rau vào cùng lúc. Để thưởng thức món lẩu ngon nhất, bạn nên cho rau vừa phải.
  • Khi ninh nước dùng, bạn không nên cho nhiều gia vị và lưu ý là nên hớt bọt thường xuyên để nước dùng không bị đục. Nếu muốn nước dùng trong hơn thì không nên đậy nắp khi ninh và ninh càng lâu nước xương sẽ càng ngọt. 
  • Khi bắt đầu ăn, nên cho ngao, ngô vào trước để ngọt nước, sau đó mới bắt đầu nhúng món khác và thưởng thức.

5.2. Lẩu Thái sẽ ăn với rau gì

Rau luôn là nguyên liệu không thể thiếu khi ăn lẩu. Chúng không chỉ cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, làm món ăn thêm phong phú mà còn tạo cảm giác ngon miệng hơn khi thưởng thức cùng với thịt cá, hải sản. Vì vậy, để món lẩu Thái thêm hấp dẫn, phong phú bạn có thể chuẩn bị thêm nhiều loại rau như: rau muống, rau nhút, hoa chuối, bắp trái, cần nước, nấm kim châm, nấm linh chi trắng, cải thảo, nấm bào ngư, nấm đùi gà…

 Lẩu Thái sẽ ăn với rau gì
Lẩu Thái sẽ ăn với rau gì

5.3. Cách nấu món lẩu Thái bằng gói gia vị

Hiện nay, trên thị trường bán rất nhiều loại gói gia vị nấu Lẩu Thái. Nếu không có nhiều thời gian cho hầm nước dùng hay chế biến nước lẩu, bạn có thể dùng sản phẩm này. Cách nấu Lẩu Thái bằng gói gia vị rất đơn giản. Sau khi đã xào xong các loại gia vị sả, ớt, riềng… như hướng dẫn trên, bạn đổ nước lạnh vào nồi, đun sôi lên cho gói gia vị lẩu Thái vào, khuấy đều, nêm nếm lại vừa với khẩu vị của mình là đã hoàn thành.

Có rất nhiều loại gói gia vị cho món lẩu thái. Bạn dùng loại nào cũng được, có thể tiện mua siêu thị gần nhà hoặc mua online, dưới đây là 1 vài gợi ý:

  • Gói gia vị lẩu thái Aji Quick 55g 8000đ/gói
  • Nước dùng lẩu thái cô đặc Coop Select 200g 20.000đ/gói
  • Gia Vị Lẩu Thái Tom Yum Regal Thai Lọ 235g 67.000đ/lọ
  • Gia vị lẩu Thái Nang Fah 454g 85.000đ/lọ
  • Gói gia vị lẩu Thái chua cay Lobo 160.000đ/hộp 10 gói
  • Sốt Lẩu Thái Lan Tom Yum Maepranom Eufood Gói 50g 22.000đ/gói
Cách nấu món lẩu Thái bằng gói gia vị
Cách nấu món lẩu Thái bằng gói gia vị

5.4. Yêu cầu thành phẩm món lẩu Thái thập cẩm

  • Nồi lẩu Thái thập cẩm ngon, chuẩn sẽ có màu nước đỏ sậm hơi ánh vàng gia vị lẩu, sa tế và cà chua. Nước dùng trong và không bị cặn xương, thơm mùi sả, lá chanh.
  • Nước có vị chua thanh của dứa và chanh, có vị ngọt nước hầm xương, mùi thơm riềng, sả, lá chanh, vị cay nồng nhưng không gắt và vị ngậy từ nước cốt dừa.
Yêu cầu thành phẩm món lẩu Thái thập cẩm
Yêu cầu thành phẩm món lẩu Thái thập cẩm

Chỉ với những bước đơn giản với cách nấu lẩu Thái thập cẩm chua cay đã chia sẻ như trên, bạn đã có ngay nồi nước lẩu mùi thơm nức mũi, đậm đà hương vị chiêu đãi cả nhà rồi. Những ngày mưa lạnh hay dịp sum họp gia đình, bạn bè, nấu nồi lẩu Thái và quây quần bên nhau, vừa trò chuyện vừa thưởng thức còn gì tuyệt vời hơn nữa. Chúc bạn thực hiện thành công món lẩu Thái thập cẩm chua cay này nhé!

Nguồn: Rubiss Detox

5/5 - (11 bình chọn)

Bài viết mới nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *